Đồng Công - 70 Năm Ngọc Khánh Khai Dòng: 1955

 

 

 

Đúng thế, sự kiện anh em dòng Đồng Công ra đi từ đầu tháng tư, chứ không phải khi "nước đến chân mới chạy" vào cuối tháng 4 như hầu hết mọi người,

mà tính cách bỏ nước ra đi của anh em Đồng Công là một cuộc Vượt Qua, vượt qua sự chết cộng sản mà vào sự sống đức tin truyền giáo.

Do đó, họ không tháo chạy mà là xuất hành, là lên đường theo sứ vụ đặc biệt của mình, biến thời cơ quốc biến thành cơ hội truyền giáo,

y hệt những gì đã xẩy ra ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội, thời Giáo Hội ở Giêrusalem sau khi Phó tế Stephanô bị sát hại, 

đã được dịp vươn ra khỏi biên giới Thành Giêrusalem là giáo đô Do Thái giáo,

trở thành Giáo Hội Công giáo cho toàn thể muôn dân và cho đến tận cùng trái đất, tới ngày cùng tháng tận của mầu nhiệm cánh chung (xem Tông Vụ 1:8; 8:1,4)

 

Lên đường từ Thủ Đức xuống Phước Tỉnh

 

Sáng Thứ Bảy mùng 5/4/1975, anh em dòng từ các nơi (Nhà Đá Qui Nhơn, Đà Lạt, Lương Sơn Phan Rí v.v.) qui tụ về Thủ Đức, trước hết cùng nhau dự tĩnh tâm theo lệnh của Anh Cả.

Nhưng sau bữa trưa tự nhiên thấy một đoàn xe đò Đức Long 4-5 chiếc ở đâu kéo tới sân Đệ tử viện, nơi anh em dòng tĩnh tâm sáng hôm ấy.

Sau đó mới biết là mọi người phải lên xe, không được báo cho nhà quê, đi xuống Phước Tỉnh, để ngay hôm đó, cả dòng, bao gồm luôn Anh Cả, xuống thuyền ra Phú quốc tạm trú...

Không ngờ, đột nhiên nghe thấy lệnh của Ông Tỉnh trưởng Phước Tuy bấy giờ là Đại tá Công binh Nguyễn Văn Thường, bất cứ thuyền nào ra khỏi bến sẽ bị bắn.

Thế là tất cả bị kẹt lại ở Nhà mát của Dòng Mến Thánh giá Chợ Quán, nhưng sau đó gần 1 nửa về lại Thủ Đức với Anh Cả ở lại VN không đi nữa, còn lại thì phải chờ đợi trong lo âu thất vọng...

 

Từ lo âu bất an đến sứ mệnh lên đường

 

 

Thật vậy, suốt 21 ngày trời, 170 anh em dòng cả ngày rỗi rãi, trong khi mắt nhìn ra khơi thì thấy những chiếc tầu Mỹ to lớn ở hải phận quốc tế,

thì tai lại nghe radio thấy thông báo là chỉ có 100 ngàn người làm cho Mỹ mới được Mỹ đem sang Mỹ thôi, như thế thì anh em dòng bị kẹt lại rồi.

 

Để trấn an anh em dòng, Anh Cả đã xuống Phước Tỉnh để trấn an họ, và nói những lời khẳng định như đinh đóng cột vậy, theo viễn kiến dự tưởng của Anh:

"Các em đừng sợ. Bao giờ cộng sản ùa vào thì các em cứ xuống thuyền tiến ra hải phận quốc tế, thế nào tầu Mỹ họ cũng đón"

 

Không ngờ câu nói dứt khoát tràn đầy tin tưởng này xẩy ra y như vậy - hoàn toàn ứng nghiệm như một lời tiên tri.

Rất tiếc khi em được gặp Anh Cả chiều Thứ Sáu ngày 7/7/2006 em quên không hỏi anh rằng tại sao anh lại biết là quốc biến ngay từ đầu tháng 4/1975?

 

Theo em hiểu thì căn cứ vào tình hình đất nước bấy giờ đang bị lực lượng miền bắc ồ ạt từ miền trung tràn xuống miền nam sau khi Mỹ rút lui sau Hiệp định Paris 1973,

Anh Cả có linh tính miền nam sẽ bị miền bắc giải phóng, nên anh em dòng nói chung, nhất là giới tu sĩ trẻ của dòng nói riêng, không thể chung sống với cộng sản, nên phải "Vượt Qua"!

 

Từ Phước Tỉnh sang Bến Đá

 

Thế rồi tối Thứ Bảy 26/4/1975, nghe thấy nguy tín, anh em dòng đã mau chóng xuống thuyền, nhưng sau đó trở về để sau lễ sáng Chúa Nhật 27/4/1975, tất cả đều xuống thuyền qua Bến Đá.

Sáng hôm đó, anh em quân đội xuất hiện ngay bến thuyền và muốn xuống thuyền để thoát chạy theo hướng của họ,

nên không thuyền nào dám chở, do đó họ đã bắn vào thuyền, vào dân nằm bẹp tránh đạn.

Vì thế thuyền nào cũng bỏ chạy từ Phước Tỉnh sang Bến Đá

Hai anh em trong phái đoàn THĐC 2022 là Anh Uẩn và em tâm phương, trong số 170 anh em dòng sáng Chúa Nhật 27/4/1975, đã trở lại với Bến Đá ngày 26/11/2022

 

Từ Bến Đá ra Hải phận Quốc Tế

Thế rồi sau khi thấy Bến Đá bị pháo kích khói mịt mù, không ai bảo ai, thuyền nào cũng bỏ chạy ra hải phận quốc tế, nhắm hướng có những chiếc tầu khổng lồ của hạm đội VII Hoa Kỳ.

Tới nơi thì thuyền nào càng đến sau thì những người trên thuyền ấy càng phải nhẩy từ thuyền này tới thuyền khác, xà lan này qua xà lan khác để tới được tận chân mạn tầu Mỹ cao như nhà 10 tầng.

 

Từ thuyền đánh cá bé nhỏ lên tầu khổng lồ của hạm đội Hoa Kỳ

Tất cả đều phải chờ đợi cho chiếc rọ chuyển đồ lên tầu, được thả xuống dể kéo cứ khoảng 15-20 người một lần từ dưới mạn thuyến lên bên trên tầu.

 Trong đoàn người đang đứng đợi được kéo lên đây, em thấy có Aa Phách và Hoán (LK VII) và Anh Cầu (LK IXC)

 

Riêng em có phận sự làm đầu bếp cho thuyến trung ương, nhưng bị mửa ra mật xanh không còn muốn sống nữa, cho tới khi thấy tầu Mỹ.

Và em đã đừng ở trên mui một chiếc thuyền ngay vị trí cái rọ được thả xuống, để bám lấy giây cáp của nó và đứng trên mui của cái rọ này, chứ không vào trong rọ.

 

Tuy nhiên, sau khi bất ngờ nghe thấy tiếng súng nổ của người lính nào đó, tầu bắt đầu rời đi, khiến cho số còn sót lại đêm đó lênh đênh giữa biển khơi, không biết sống chết của họ ra sao...

Để sửa soạn cho cuộc Vượt Qua 1975 này, mỗi anh em dòng được cấp phát cho một bao lương thực dự trữ cho những lúc cần thiếtvà họ đã mang ra sử dụng ngay trên tầu, lúc thật là thiếu thốn

Dù là mì tôm cũng không có nước nóng mà ăn, dù có ăn mì cũng không có đũa hay bát gì hết, mà sửa của Mỹ phát cho thì khó uống, không giống như sữa đặc có đường vốn hợp khẩu vị Việt Nam.

Do đó, anh em cũng như dân chúng bắt đầu tích lũy đủ thứ cần thiết, nào ống loong để làm bát ăn và ly uống v.v.

Trên tầu suốt cả 10 ngày không hề tắm rửa, người bẩn thỉu hôi hám, thậm chí có anh mất cả giầy dép phải đi chân không, không dám bước khi khi trời nắng nóng đến bỏng chân v.v.

Anh em Đồng Công ở trên mấy chiếc tầu khác nhau, riêng nhóm anh em dòng, trong đó có em, đi trên 2 chiếc tầu Trans Colorado rồi Greenville Vixctory, từ VN ghé Subic Bay tới Đảo Guam.

 

Từ tầu vượt biển xuống các hải đảo của Mỹ - Guam và Wake

 

 

Từ những chiếc Tầu của Hạm Đội VII của Mỹ đón dân tỵ nạn VN tại Hải phận quốc tế đổ họ xuống Đảo Guam để ở tạm trong các trại chuyển tiếp trước khi được vào nội địa Hoa Kỳ.

Em nhớ mãi kỷ niệm hy hữu tếu ngạo giang hồ khi gần xuống tấu và sau khi xuống đảo Guam, đó là

Khi nghe thấy phái đoàn VN được thẩm quyền HK sai phái lên các tầu chở đồng bào VN tỵ nạn cập đảo rằng đồng bào đừng lo, ở trên đảo có đầy đủ mọi sự, nhưng chẳng ai tin.

Bởi thế, khi xuống tầu để tiến vào hội trường, thì phái đoàn tỵ nạn VN như là một lũ ăn mày ăn xin, mặt mày lem luốc, áo quần xốc xếch, lại đeo thêm lủng lẳng loong trước ngực, chân không hay đi dép cọc cạch,

trước mặt hai hàng người bản quốc Hoa Kỳ ăn mặc chỉnh tế đón rước thân tình, cho tới khi đoàn người tỵ nạn bần cùng khốn khổ tiến vào trong hội trường rộng lớn, đã có đầy các bàn thực ẩm và giải khát,

phái đoàn tỵ nạn Việt Nam mới tin, tin thật là tin, đến độ không ai bảo ai, tự động bắt đấu trút bỏ hết mọi sự thuộc con người cũ mà sửa soạn mặc lấy con người mới...

Rất tiếc, khi đã quá tin thì lại bị hớ một vố đau nữa, đó là khi trút bỏ tất cả mọi thứ quần áo bẩn thỉu để sửa soạn đi lãnh quần áo mới được phát cho... thì toàn là những thứ thùng thình và thênh thang,

quần mặc có thể kéo lên tới cố, không cần áo, còn áo thì che từ cố xuống tới đầu gối và gió bốn phương tám hướng tha hồ mà lùa mát rượi vào toàn thân của họ, nhất là vao ngay thời điểm mùa hè vừa tới v.v.

Đảo Guam (trái) và Đảo Wake (phải)

3 tị nạn Đồng Công (từ trái sang) Aa. Hoan LK 3, Chương LK 5 và Cung LK 6, thảnh thơi dạo biển trên đảo tụ nạn

 

Anh em dòng ở cả hai đảo Guam và Wake. Từ hải phận quốc tế từ Việt Nam sang tới Guam mất 9 ngày, từ 1-9/5,

Đa số anh em dòng ở bên Đảo Guam, số còn lại, bao gồm cả nhóm trung ương thì ở Wake Island, vì khi đến Guam ngày 9/5, Đảo đã hết chỗ, chưa kịp làm thêm,

nên phái đoàn anh em CMC trung ương phải bay sang Đảo Wake ngay chiều hôm đó bằng chiếc C-130, rồi ở Đảo Wake nhỏ bé này 2 tháng rưỡi, từ 10/5 đến 25/7/1975.

Giáo dân Công giáo là thành phần thoát chạy từ Việt Nam vào cuối tháng 4 hay đầu tháng 5, đều kéo đến với các cha các thày Đồng Công để tham dự cầu nguyện và phụng vụ, ở cả 2 đảo.

 

Từ các hải đảo Guam và Wake vào các Trại chuyển tiếp ở nội địa Hoa Kỳ

 

 

Theo giòng người Việt tháo chạy bằng đường biển cho khỏi quê hương sau quốc biến 30/4/1975, anh em dòng Vượt Qua cũng từ các Đảo Guam và Wake lên máy bay vào nội địa Hoa Kỳ

và được đưa đến 1 trong 4 trại tỵ nạn sau đây: Camp Pendleton California, Fort Indianatown Gape Pennsylvania, Fort Chaffee Arkansas, và  Eglin Air Force Base Florida.

Anh em dòng cũng bị phân tán ra 3 trại khác nhau, trừ trại tị nạn ở Florida, còn đa số đến trại For Chaffee AR, nơi gần Carthage Missouri nhất

 

Một số anh em lớp khấn IX thuộc nhóm Trung Ương Đồng Công đến Fort Chaffee ngày 25/7/1975

 

Nhóm trung ương hàng trước từ trái sang phải: Aa. Sinh LK7, Tiến LK2, Đại LK1, Sơn LK 1, Sử LK3 và Anh Hoan LK3

 

 

Nhóm anh em dòng từ Đảo Guam đến trại Fort Chaffee này trước nhóm trung ương từ Đảo Wake

 

 

Cha Mc Andrew. vị linh mục làm môi giới cho anh em dòng với Đức Cha Bernard Law

 

 

 

Anh em dòng lần đầu tiên được gặp Đức Cha Law ở Trại Fort Chaffee, nên mặc áo dòng đàng hoàng tề chỉnh để cho ngài thấy tu sĩ Đồng Công như thế nào trong bộ tu phục của dòng.

 

 

 

Từ các Trại Chuyển tiếp về Trụ sở đã được An bài cho anh em dòng

 

 

Khi khu Nhà Đá 3 lầu này gần hoàn tất được Dòng Các Cha Thừa Sai Vô Nhiễm The Oblate Immaculate of Mary xây dựng ở Carthage Missouri để làm chủng viện của dòng...,

đâu ngờ rằng, từ năm 1972 đã phải đóng cửa bởi hiếm ơn gọi... và chờ một nhóm tu sĩ Việt Nam vừa vặn sống ở nơi này 3 năm sau, như thế ngôi nhà xây từ năm 1925 này cho 50 năm sau vậy!

 

 

như để giành chỗ cho Đồng Công 3 năm sau, thuê với giá tượng trưng tiêu biểu 1 MK hàng năm..., .

cho tới khi anh em thành Chi Dòng, thì giá bán chỉ có nửa triệu MK vào năm 1980, trong khi bên Tin Lành sẵn sàng mua với giá 10 triệu MK

 

Em là một trong số nhỏ anh em dòng được Anh tân Giám Tỉnh Kiên sai đi gây quĩ mua trụ sở cho tỉnh dòng.

Với tư cách là quản lý NS TTĐM (1980-1982), em đã sang California để thực hiện sứ vụ gây quĩ mua trụ sở của tỉnh dòng.

Theo em biết thì số tiền đóng góp của cộng đồng dân Chúa bấy giờ đủ để trả off / trả hết, nhưng Anh Kiên lại muốn trả từ từ...

 

 

Trưa ngày 8/8/1975, ngày Quan Thày của Anh Cả, khi chiếc xe bus chở phái đoàn anh em trung ương từ trại Fort Chaffee về, vừa thấy khu nhà này, em đã thốt lên "giống như Dinh Độc Lập vậy"

 Đúng là phép lạ Chúa làm qua đức tin vượt thời không của Anh Cả vào LTXC, Đấng đã đưa anh em, dòng sang HK và tưởng rằng tan dòng nếu cứ 2-3 anh em đi theo một bảo trợ người Mỹ như các gia đình khác,

thì ở đâu xuất hiện 1 Cha Mc Andrew, rồi đến vị đại ân nhân là Đức Cha Bernard Law, để có một nơi ở vừa đủ cho 170 anh em bấy giờ, và được ngài tiếp tục nuôi anh em ăn học cùng tiêu xài trọn năm đầu tiên

 

 

Xe bus đưa anh em từ Trại Fort Chaffee tiểu bang Arkansas về khu 40 mẫu của Các Cha Thừa Sai Mẹ Vô Nhiễm ở Carthage Missouri

Hai anh đầu tiên (từ trái) là Aa Tài LK 10 và Sử LK 3, 2 anh sau là Thuần LK 9 và Tuân LK 3, mừng rỡ chào anh em dòng đã về trước ra đón nhau:

Có tất cả 9 đợt anh em từ 3/4 trại chuyển tiếp ở nội địa Hoa Kỳ về tái tụ với anh em dòng từ khi phân tán nhau ở VN, trên các thuyền, các tầu, các đảo, các trại tị nạn và chuyển tiếp khác nhau:

Ngày 30/6/1975, nhóm 48 anh em Đồng Công tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Fort Chaffee Arkansas đầu tiên về ban sáng;

Ngày 30/6/1975 còn có 23 anh em từ Trại Chuyển Tiếp Pendleton California đợt 1 về lúc chiều tà;

Ngày 1/7/1975 hôm sau nhóm 6 anh em đợt 2 từ Trại Chuyển Tiếp Pendleton CA về nơi đã có 71 anh em hôm qua ở khu vực Our Lady of Ozark Carthage bang Missouri

Ngày 13/7 nhóm anh em Đồng Công tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Indiantown Gap bang Pennsylvania đợt 1 về tái tụ với anh em dòng ở Carthage bang Missouri

Ngày 18/7 Kỷ niệm nhóm anh em Đồng Công tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Fort Chaffee AR đợt 2 về đoàn tụ Đồng Công

Ngày 24/7 nhóm anh em Đồng Công tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Pendleton CA đợt 3 về với anh em dòng

Ngày 1/8 nhóm 5anh em Đồng Công tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Indiantown Gap PA về đợt 2 

Ngày 8/8 nhóm trên 60 anh em Trung Ương tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Fort Chaffee AR về trụ sở chính ở Carthage MO

Ngày 3/9 nhóm cuối cùng 3anh em Đồng Công tị nạn từ Trại Chuyển Tiếp Pendleton CA về Carthage  MO đợt 4 

Rất tiếc một số anh không về, như Anh Cường LK 6, Anh Huỳnh LK7, cùng với 2/3 đệ tử cồ đi chuyến xe thăm anh em dòng ở Phước Tỉnh Thứ Bảy 25/4 không thể về bởi đường bị VC chặn!

 

Nhóm Trung Ương ở Wake Island 2 tháng rưỡi (10/5-25/7/1975) và ở Trại chuyển tiếp Fort Chaffee AR 2 tuần (25/7-8/8/1975), cuối cùng về Carthage ngày 8/8/75, chụp với ĐC Law

Những bữa ăn đầu tiên ở Cafeteria nhà ăn của các Cha Thừa Sai Vô Nhiễm, với Đức Cha Law. Cha Weisseler bấy giờ đang đại diện dòng coi sóc cơ sở này

Đức Cha Law cũng bình dân hòa đồng với anh em dòng, rất dễ tiếp cận ngài, như Anh Cả, rất hợp với tinh thần Đồng Công 

Nhóm Đồng Công tị nạn không ngờ lại được lọt vào một chỗ quá sức tượng tượng như thế này, đang hoan hưởng phong cảnh bao rộng trước mặt Nhà Đá 3 lầu

Hình trái: Cha Mc Andrew và quí anh đã từng liên lạc với ngài ở Trại Fort Chaffee về tương lai dòng (từ trái): Aa. Lý LK 3 (thứ 2), Đoán LK 6, Cha Andrew, Aa Vận LK 3 và Ban LK 4;

Hình phải: Sau khi tạm ổn định và sinh hoạt tu trì tại đây, các thân nhân của anh em biết tin liền kéo nhau đến thăm, cùng với các khách Mỹ Việt đến thăm dòng...

 

Từ 7 vị linh mục 1975 lên 19 vị năm 1977 và cả 100 vị năm 2023 (bao gồm cả về VN, chết và ra triều)

(12 tân Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 1977 từ Dòng Đồng Công - đầu tiên sau 1975)

 

12 phó tế Đồng Công đi đầu linh mục đoàn trong lễ truyền chức linh mục của các anh 

Đức Cha Bernard Law truyền chức Lm cho 12 anh em lớp thần học III đã học xong ở VN, tại Nhà Thờ Chính Tòa Springfield Thứ Bảy ngày 28/5/1977

Ngài tiếp tục truyền chức Lm cho anh em Đồng Công các đợt tiếp theo, như lớp của Aa Đán, Tuất v.v. ngay trong Ngày Thánh Mẫu

Không kể các anh linh mục đã học xong thần (12 vị), những anh thuộc lớp thần 3 do dòng đào tạo, và triết ở Việt Nam (10 vị, bắt đầu từ LK 5 tới VII), thuộc lớp thần 4 kể từ khi dòng được tự đào tạo linh mục ở Nhà Mẹ Nhà Đá Qui Nhơn, nhưng vì quốc biến 1975, 22 anh này đã được truyền chức linh mục ở Hoa Kỳ

Ngày 27/5/1977: Anh Nguyễn Mạng Cách và Anh Đỗ Đình Vạn (Đội I), Anh Ngô Châu Minh và Anh Mai Vĩnh Lộc (Đội II), Anh Đỗ Thái Hòa, Anh Nguyễn Công Hoan, Anh Trần Công Lý, Anh Phạm Ân Sử  Anh Phạm Minh Vận (Đội III), Anh Đoàn Quang Báu, Anh Đinh Vương Cần  Anh Nguyễn Thành Huynh (Đội IV).

Ngày 13/6/1981: Anh Bùi Anh Tuấn và Anh Nguyễn Linh Uy (Đội III), Anh Nguyễn Huy Chương (Đội V), Anh Vũ Khiêm Cung (Đội VI); Anh Trần Ngọc Diệp (Đội VII ) - chịu chức trong Ngày Thánh Mẫu 8/1982;

Ngày 31/5/1983: Anh Đỗ Linh Sáng (Đội II), Anh Đinh Thành Bắc (Đội V), Anh Lương Minh Tuất và Anh Nguyễn Quang Đán (Đội VIII); Anh Pham Quang Huy (Đội III) - chịu chức ngày 28/11/1985.

 

Lớp linh mục thứ 1 - thành phần đã vĩnh thệ ở Việt Nam và di tản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, trong đó bắt đầu có các anh đa số thuộc Đội 9 (4/5), chịu chức từ năm 1987 - 1989, gồm có 5 anh, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Hồng Ân (Đội VI), Anh Nguyễn Mạnh Thư và Anh Cao Xuân Cảnh (Đội IXA) - chịu chức ngày 6/8/1987;  Anh Đỗ Cao Tùng và Anh Nguyễn Châu Diên (Đội IXA) - chịu chức ngày 31/5/1988.

Lớp linh mục thứ 2 - trong đó có quí anh tu ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng vĩnh thệ bên Hoa Kỳ, nghĩa là bắt đầu có các anh linh mục Đội X (3/7), chịu chức từ năm 1989 đến 1991, gồm có 7 anh, thứ tự như sau:Anh Đinh Viết Luận (Đội IXA),Anh Nguyễn Hải DươngAnh Nguyễn Hữu Ngạn và Anh Thân Như Hữu (Đội X) - chịu chức ngày 28/5/1989; Anh Ngô Đức Vượng (Đội VI), Anh Ngô Hoàng Khôi và Anh Nguyễn Đức Thuần (Đội IXC) - chịu chức ngày 9/6/1991.

Lớp linh mục thứ 3 - trong đó có quí anhtu ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng vĩnh thệ bên Hoa Kỳ,vàbắt đầu có các anh linh mụcthuộc lớp khấn XI (5/13), chịu chức từ năm 1992 đến năm 1996, gồm có 13 anh, thứ tự như sau: Anh Trần Ngọc Thoại (Đội VII) và Anh Vũ Minh Nhiên (Đội XI) - chịu chức ngày 31/5/1992; Anh Hoàng Anh Thăng (Đội IV), Anh Đỗ Quang Chinh (Đội IXB) và Anh Trần Minh Duệ (Đội XI) - chịu chức ngày 5/6/1993; Anh Nguyễn Đức Huyến (Đội IXC), Anh Nguyễn Trung Khánh và Anh Phạm Trung Thực (Đội X), Anh Phạm Hữu Độ và Anh Trần Thế Lực (Đội XI) - chịu chức ngày 4/6/1994; Anh Trần Thanh Liêm (Đội VII), Anh Trần Đình Diễm (Đội X) và Anh Phạm Ngọc Bích (Đội XI) - chịu chức ngày 2/6/1996.

Lớp linh mục thứ 4 - trong đó bắt đầu cóquí anh tu ở Hoa Kỳbắt đầu có hầu hết lớp khấn XII (9/11), chỉ còn 2 anh tu trước 1975 ở Việt Nam, chịu chức từ năm 1997 đến 2003, gồm có 11 anh, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Trọng Thưởng (người đệ tử đầu tiên bên Mỹ, đã xuất) - chịu chức ngày 1/6/1997; Anh Trần Hưng Long và Anh Đoàn Quang Diệm (Đội XII) - chịu chức ngày 30/5/1999; Anh Vũ Hữu Mục (Đội IX), Anh Âu Quốc Thanh (Đội XII) - chịu chức ngày 4/6/2000; Anh Cao Vũ Nghi (Đội XII) - chịu chức ngày 2/6/2001; Anh Vũ Minh Trân (Đội XII) - chịu chức ngày 2/6/2002; Anh Phạm Kim Bân, Anh Trần Bình Khả  Anh Lê Phúc Điềm -chịu chức ngày 7/6/2003; Anh Nguyễn Tuấn Bình - thụ phong ngày 29/5/2004.

Lớp linh mục thứ 5 - lớp linh mục này hoàn toàn là những anh em tu ở Hoa Kỳ, bắt đầu có đa số lớp khấn XIII (8/11), không còn một anh nào tu ở Việt Nam trước năm 1975 nữa, chịu chức từ năm 2005 đến 2009, gồm có 13 anh: thứ tự như sau: Anh Đào Duy Kiêm (Đội XII)và Anh Trần Quốc Toản (Đội XIII) - thụ phong ngày 4/6/2005;  Anh Phạm Đức Sinh  Anh Trần Vi (Đội XII), Anh Phạm Ngọc Trác, Anh Vũ Toàn Khoa  Anh Nguyễn Huy Châu (3 anh Đội XIII) - thụ phong ngày 3/6/2006; Anh Nguyễn Tuấn Nhã (Đội XII)và Anh Hoàng Nghĩa Hiệp (Đội XIII - đã nhập GP Venice Florida)và Anh Lâm Bá Trọng (Đội XIII) - thụ phong ngày 12/1/2008; Anh Nguyễn Hoan Lương và Anh Nguyễn Châu Hy (cả 2 Đội XIII) - thụ phong ngày 10-1-2009.

 

 Lớp linh mục thứ 6 - lớp linh mục bắt đầu có đa số lớp khấn XIV (8/13) tu ở Hoa Kỳ, gồm có 13 anh, chịu chức từ năm 2009 đến 2012, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Trung Chánh (Đội XIII), Anh Đỗ Thanh Cao và Anh Ngô Tiến Hóa (cả 2 Đội XIV) chịu chức ngày 6-6-2009;  Anh Trần Trung Thành (Đội XIII), Anh Đỗ Long Vân và Anh Trần Hà Nhuận (cả hai Đội XIV) - chịu chức ngày 5-6-2010 (hai anh Đội XIV này đang thử nghiệm để ra nhập địa phận thích hợp với mình); Anh Trương Trường Kỳ và Anh Hoàng Việt Thắng (cả 2 Đội XIV) - chịu chức ngày 4-6-2011; Anh Trần Thế Mạc (Đội X), Anh Nguyễn Ngọc Quang (Đội XII), Anh Vũ Toàn Tri (Đội XIII), Anh Nguyễn Tâm Năng và Anh Vũ Lưu Truyền (cả 2 Đội XIV) - chịu chức ngày 2-6-2012.

 

Lớp linh mục thứ 7 - lớp linh mục bắt đầu có lớp khấn XV (3/9) tu ở Hoa Kỳ, gồm có 9 anh, chịu chức từ năm 2014 đến 2017, thứ tự như sau: Anh Đinh Tuyến Viễn, Anh Trương Thịnh Đạt, Anh Đỗ Văn Kiệt (cả 3 Đội XIV), Anh Tạ Tân Văn (Đội XV) - chịu chức ngày 8-6-2014; Anh Nguyễn Tuấn Bảo (Đội XIV), Anh Trần Hiền Vương và Anh Hoàng Hải Đăng (Đội XV) - chịu chức ngày 11-6-2016; Anh Nguyễn Đức Học (Đội XII) và Anh Phạm Thuận Tự (Đội XV) - chịu chức ngày 10-6-2017. Trên đây là thời điểm cho tới chuyến về VN 2017 của THĐC, còn từ đó đến chuyến về VN 2022 nữa chưa tính.

 

Từ Lễ truyền chức 12 tân Linh mục Đồng Công 1977 đến Ngày Thánh Mẫu 1978

Ngày Thánh Mẫu được tổ chức năm 1978 (tháng 6) sau 1 năm biến cố 12 tân linh mục Đồng Công năm 1977 (tháng 5)

Mấy năm đầu NTM được tổ chức vào Tháng 6, nhưng từ sau năm 1980 được chuyển vào tuần đầu Tháng 8 hằng năm 

Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương (TĐCTT), do THĐC tâm phương phục vụ, tham dự NTM 2017, mừng 100 Năm Thánh Mẫu Fatima, với cờ hiệu TĐCTT và Cờ Mẹ Việt Nam

Biến cố chính hay tột đỉnh của NTM là cuộc cung nghinh Tượng Mẹ Fatima Thánh du quốc tế được lưu giữ và tôn kính trong Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ

 

Nếu cuộc cung nghinh Tượng Mẹ Fatima Thánh du Quốc tế là biến cố chính yếu và là tột đỉnh của Ngày Thánh Mẫu hằng năm

do tỉnh dòng tổ chức cho chung Cộng đồng dân Chúa, cả từ VN sang,

thì về địa thế, Tượng đài Đức Mẹ Tỵ Nạn lại là tâm điểm chẳng những ở Công trường Nữ Vương Hòa Bình mà còn trong các Ngày Thánh Mẫu nữa.

Tượng Mẹ đứng trên sóng gió ba đào đang cứu vớt con dân Việt vượt biển... thật là ý nghĩa, rất thu hút côộg đôồg dân Chúa vì đánh trúng tâm can mang thân phận tha hương của họ...

Đài Mẹ Tỵ Nạn này được họa sĩ kiêm kiến trúc sư THĐC Nguyễn Kiểm / Mỹ (LK IXC) vẽ mẫu năm 1981 ở Houston Texas, theo ý muốn của Anh Baran Đỗ Thái Hòa, phó bề trên tỉnh dòng bấy giờ.

Lúc ấy em đang ở Houston, nơi em được anh tân Giám tỉnh Barnabê Nguyễn Đức Kiên sai xuống 10/1980 để mở Sao Mai Printing, thay Trại nuôi heo Thiên Mẫu ở Ash Grove Missouri của tỉnh dòng.

Anh Kiểm cho em biết Anh Hòa nhờ anh ấy vẽ một đài Đức Mẹ, nhưng không cho biết như thế nào, ngoài ý tưởng duy nhất là Đài Đức Mẹ tỵ nạn, thế thôi.

Khi nghe thấy thế, nghe Anh Kiểm nói là Đài Đức Mẹ Tỵ Nạn em liền bật miệng nói ngày: "Đức Mẹ Tỵ Nạn đứng trên sóng gió ba đào". Anh như bắt được nhịp liền tiếp: "Đức Mẹ đứng trên bọt biển".

Thế là hình ảnh tượng đài đã xuất hiện trong đầu vị kiến trúc sư vẽ mẫu, do đó nên mới có 3 ngọn sóng và trên 3 ngọn sóng là các bọt biển làm bệ chân cho Mẹ Tỵ Nạn đứng cứu dân Việt vượt biển.

 

 

Anh Kiểm đã trao bản Blue Print chính cho Anh Hòa và bản phụ tặng cho em, được em giữ cho tới hôm nay, trong đó, kiến trúc sư này đã ghi ở góc phải cuối:

ngày 28/5/1981 (bên trái) và Nguyễn Đức Mỹ (bên phải)

Đài Đức Mẹ Tỵ Nạn đã được hoàn thành kịp Ngày Thánh Mẫu 1982, nhưng Tượng Mẹ Tỵ Nạn được đắp tượng gia Thăng chưa kịp xong, nên vẫn c9ược he vải trắng năm ấy,

nhưng đã Tượng Đài Mẹ Tỵ Nạn đã được khai trương vào chính Ngày Thánh Mẫu 1983,

trùng với thời điểm Tượng Mẹ Fatima Thánh Du quốc tế từ Trung Tâm Fatima về luôn với Tỉnh dòng cho các Ngày Thánh Mẫu,

và ở trong nguyện đường Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ của Tỉnh dòng cho tới nay, nhưng hàng năm Tượng Mẹ vẫn đến với các cộng đoàn dân Chúa do anh em Tỉnh dòng phục vụ.

 

Từ Nhóm Đồng Công tỵ nạn 1975 đến Tỉnh Dòng Mẹ Mông Triệu Hoa Kỳ 1980

 

 

Anh em tỵ nạn Đồng Công theo nhau từ 3/4 trại tạm cư trên nội địa Hoa Kỳ là Pendleton CA, Indiana Town Gap PA, và Fort Chafee Arkansas lần lượt về Carthage Missouri.

Những năm đầu con số đệ tử sinh rất nhiều, vì tỉnh dòng nhận tu từ lớp 9, nhưng tới thời Giám tỉnh Duệ phải xong trung học đã mới nhận.

Hình ảnh từ thuở ban đầu này của dòng tại Hoa Kỳ, khi số anh em Đồng Công ở Mỹ chưa trở thành một Tỉnh dòng,

đã chứng thực lệnh truyền của Anh Cả ở Phước Tỉnh đã hoàn toàn ứng nghiệm: "Các em đi để giữ lấy dòng và để truyền giáo".

Cho dù nơi đàn em của anh đến "để giữ dòng và để truyền giáo" không phải ở Đông Nam Á như anh mong muốn, mà là ở Mỹ là nơi anh không muốn.

Nhưng dầu sao sự hiện diện của 170 anh em dòng (trong đó có 7 linh mục) tại Mỹ từ năm 1975 đã cho thấy anh em ra đi theo sứ vụ chứ không phải chỉ chạy loạn. Tuyệt vời!

 

Ngày 25/10/1980, qua văn thư số 4931, Bộ Truyền giáo thành lập Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ và linh mục Banabê M. Nguyễn Đức Kiên làm Giám tỉnh đầu tiên.

Trong Văn thư này, Toà Thánh cũng ủy thác cho Tỉnh Dòng "chăm sóc phần thiêng liêng cho Kitô hữu Công giáo Việt nam tị nạn tạiHoa Kỳ", như văn thư dưới đây:

 Xin xem tiếp

 1987 - Đồng Công Khổ Nạn

 

 

Xin đón coi tiếp